Hiện nay các vấn đề về tinh trùng dị dạng, kém di động –Tây y vẫn chưa tìm ra được phương pháp và điều trị phù hợp và triệt để. Đó cũng chính là lý do khiến việc điều trị vô sinh nam dần chuyển hướng sang việc sử dụng các thảo dược để điều trị.
Các vị thuốc trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu, được sàng lọc qua nhiều thế hệ. Nhiều loài thảo dược không chỉ có công dụng chữa bệnh mà còn giúp cân bằng âm dương trong cơ thể rất tốt. Đặc biệt là khi được kết hợp với nhau theo những tỷ lệ vàng nhất định.
1. SÂM CAU
Sâm cau có tên khoa học Curculigo Orchioides. Sâm cau từ xưa đã được mẹnh danh là cây gây bệnh “nhớ vợ”. Tương truyền các chiến sĩ, cán bộ công tác vùng biên giới được bà con dân tộc mời uống rượu sâm cau thì đều “đòi” về quê thăm nhà thăm vợ. Chính vì câu chuyện ấy mà Sâm cau được các quý ông truyền tai nhau rằng đây là loài cây gây bệnh nhớ vợ .
Ở Ấn Độ, sâm cau được dùng rất phổ biến. Tại Việt Nam và Trung Quốc, sâm cau đươc dùng đê điều trị suy nhược cơ thể, tăng ham muốn, chữa liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, vô sinh ở nam giới.
Một chế phẩm cổ truyền của Ấn Độ có chứa Sâm cau đã được thử nghiệm điều trị cho 50 cặp vợ chồng vô sinh với người nam giới bị giảm tinh trùng, tinh trùng chết, tinh trùng kém chuyển động và tinh trùng yếu…. Kết quả có sự thay đổi đáng kể:
– Sau 1 tháng: thay đổi về đặc tính hình thái của tinh trùng, tăng số lượng tinh trùng sống
– Sau 2 tháng: tăng số lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng
– Sau 3 tháng: Tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới, đặc biệt 15 trong 50 bệnh nhân điều trị đã có con.
Ngoài ra, thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin: tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản xuất ra testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên.
Sâm cau đang đươc săn lùng và luôn nằm trong danh mục đỏ các loài thảo dược quý hiếm tại Việt Nam.
2. NGẢI NHẬT
Ngải Nhật có tên khoa học Artemisia japonica. Đây là loài thảo dược quý có lịch sử sử dụng lâu đời, được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc.
Trong thành phần của ngải nhật có chứa 1 lượng lớn flavonoid – nhóm hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh được chứng minh là mạnh hơn axit ascorbic. Một trong những cơ chế dọn gốc tự do của các hợp chất flavonoid được nhắc đến nhiều nhất là sự kết hợp của nhóm OH liên kết với nhân thơm của flavonoid để lấy đi điện tử và làm mất khả năng oxy hóa của các gốc tự do, hạn chế được tác hại của gốc tự do.
Nam giới sử dụng ngải nhật sẽ giúp tăng cường các chất chống oxy hóa, từ đó nồng độ các chất chống oxy hóa trong tinh dịch cũng sẽ tăng cao, giúp ngăn chặn sử phá hủy màng tinh trùng và ADN tinh trùng của các gốc tự do.
3. BA KÍCH
Cây ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis thuộc họ nhà cà phê. Đây là loài thảo dược có lịch sử sử dụng rất lâu đời, thường được dùng để ngâm rượu và dâng lên vua chúa.
Theo Đông Y, Ba kích có vị ngọt hơi cay, tính ấm. rễ và củ của cây có tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt. Trong dân gian, ba kích được dùng để chữa ủy di tinh, gân cốt yếu mềm, lưng gối đau mỏi.
Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh ba kích có tác dụng tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với các yếu tố độc hại và tác dụng tăng cường hiệu lực androgen (nội tiết tố sinh dục nam).
Qua điều trị thử nghiệm, ba kích thể hiện tác dụng tăng khả năng giao hợp, tăng cường sức dẻo dai, cải thiện hoạt động tình dục cũng như điều trị vô sinh cho nam giới vô sinh thể nhẹ, suy nhược thể lực, giao hợp yếu và thưa.
4. ĐẬU ĐEN
Theo y học cổ truyền, “đậu đen” là thung lũng của thận”, đậu đen là “vị thuốc dẫn” không thể thiếu trong các bài thuốc bổ thận tráng dương.
Trong thành phần của đậu đen có rất nhiều hoạt chất quý:
· Chất arginine có trong đậu đen là một nguyên liệu thiết yếu để sản xuất ra tinh trùng và tinh dịch.
· Molypdenum trong đậu đen còn có khả năng hạn chế nguy cơ bất lực ở nam giới.
· Đỗ đen chứa hàm lượng lớn protein (24.4%), lipid (1.7%), glucid (53.3%) và giàu vitamin A, B1, B2, PP, C cũng như các acid amin thiết yếu (cơ thể người không thể tự tổng hợp được) và các khoáng chất như Ca, P, Fe…giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe sinh sản
5. NGŨ GIA BÌ GAI
Một trong những vị thuốc quý giúp tăng lực, giảm tình trạng đau lưng, mỏi gối sau mỗi cuộc “giao ban” vợ chồng chính là Ngũ gia bì gai.
Ngũ gia bì có tên khoa học là: Schefflera heptaphylla. Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam: “Ngũ gia bì có vị cay, tính ấm, được sử dụng như 1 vị thuốc bổ, giúp mạnh gân xương, chữa thấp khớp, đàn ông dương sư kém với liều dùng từ 6 -12g/ ngày”.
Sâm cau, ba kích, ngải Nhật, đỗ đen, ngũ gia bì đều là những thảo dược quý trong việc gia tăng số lượng và chất lượng tinh trùng: giảm lượng tinh trùng dị dạng và tăng khả năng di dộng.
Tuy nhiên, việc sử dụng sử dụng dược liệu có rất nhiều điều cần lưu ý:
– Dược liệu đang bán trên thị trường, đặc biệt là các dược liệu quý như Sâm cau, Ba kích, Ngải nhật rất dễ bị nhầm lẫn mua phải hàng giả: Sâm cau bị nhầm với Bồng Bồng, Ba kích bị nhầm với Dây ruột gà. Hoặc mua phải dược liệu kém chất lượng, bị mốc, hỏng, hoặc bị rút hết tinh chất.
– Dược liệu tươi phải biết sơ chế và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng mới phát huy tác dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006822 hoặc kết nối Zalo 0961609598 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giải đáp tất cả thắc mắc về vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Đặt mua Long Phụ Đan chính hãng
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh